Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

H’MÔNG HAY MÔNG – TÊN VÀ Ý NGHĨA

H’MÔNG HAY MÔNG – TÊN VÀ Ý NGHĨA
 Vàng A Cử

Trên thực tế thuật ngữ, "Miêu" và "H'Mông" ("Mèo" và "H'Mông" tại Việt Nam), hiện thời đều được sử dụng để chỉ một nhóm dân cư di dân từ Trung Quốc. Họ sống chủ yếu ở miền nam Trung Quốc tại các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây và Hồ Bắc. Theo điều tra dân số năm 2000, số lượng người Miêu ở Trung Quốc khoảng 9,6 triệu. Ngoài phạm vi Trung Quốc họ còn sống ở Thái Lan, Lào (ở đó gọi là Lào Sủng), Việt Nam và Myanma do di cư từ phương bắt  từ đầu vào khoảng thế kỷ 18. Họ tới Hoa Kỳ, Guyana thuộc Pháp, Pháp và Úc là kết quả của các cuộc di cư gần đây sau khi kết thúc Chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam. Tất cả các nhóm này có tổng cộng  xấp xỉ 8 triệu người nói tiếng Miêu. Tại Việt Nam, có khoảng trên 780.000 người H'Mông.
Các nhà nghiên cứu phương Tây cũng như ở các nước khác ngoài Trung Quốc  xử lý vấn đề về thuật ngữ tên của dân tộc này  không thống nhất. Đầu tiên dân tộc này  sử dụng tên gọi theo kiểu Trung Hoa, trong đó có các phiên âm như: Miao, Meau, Meo, Mo, Miao-tse, Miao-tsze, Miao-tseu (Miêu tộc) v.v. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của người H'Mông ở Lào (một phân nhóm của người Miêu) một số nhà nghiên cứu đương đại đã chấp nhận thuật ngữ khác là "H'Mông".
Bàn đến danh từ  “H’mông” và Mông, thực tế  trong tiếng và chữ viết của  người H’mông,  viết đúng theo ngôn ngữ của dân tộc họ là “Hmoob”.
Về nghĩa, Dân tộc H’mông ở Việt Nam cũng như trên thế giới đều dùng từ “Hmoob” để gọi dân tộc mình, từ này mang hai lớp nghĩa rất rõ ràng trong ngôn ngữ của người H’mông . Một, người H’mông dùng tên của mình là Hmoob để chỉ một cộng đồng người thống nhất có chung nguồn gốc, ngôn ngữ, văn hóa, phong tục. Dùng nó để phân biệt với những dân tộc khác có ngôn ngữ văn hóa khác như Hán, Thái, Mường...đó cũng là tên gọi là cách phân biệt của những dân tộc khác đối với dân tộc Hmoob (H’mông), đây là nghĩa hẹp. Hai, từ “Hmoob” dùng để chỉ chung cho loài  người không phân biệt dân tộc, tôn giáo, đảng phái...(đây là nghĩa rộng) nó được dùng để phân biệt con người với con vật, ví dụ con người và con vật như cá,  chim... Nghĩa của từ “Hmoob” được hiểu theo cách nào là phải dựa vào hoàn cảnh và mục đích nói.
Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều người dùng từ Mông để thay thế cho H’mông. Hiện tượng này  bắt đầu từ thực tế là tiếng Việt không có âm gió nên không thể đọc đúng theo từ gốc được. Tiếng Việt và tiếng H’Mông hiện nay đều là những ngôn ngữ sử dụng chữ cái latinh để ghi văn bản. Đó là loại chữ viết ghi từng âm vị nguyên âm, phụ âm trong hệ thống ngôn ngữ. Bản thân người H’mông có nhiều ý kiến không thống nhất về cách viết và đọc, có nhiều người cho dùng tên    “Mông” thì hợp lý, có người lại cho rằng chưa chuẩn, phải là “H’mông” mới đúng. Trong một bài viết của Thạc sỹ Trần Thúy Vinh, “ Dân tộc H’mông hay dân tộc Mông”  có đưa ra một lý giải sau : “chúng ta cần phải hiểu rằng: mỗi ngôn ngữ có tính bản sắc riêng về cấu tạo âm, số lượng âm và cách khái quát nghĩa của từ, không thể áp đặt hay đòi hỏi một ngôn ngữ khác phải đáp ứng được yêu cầu này”[1] .
Theo quan điểm của tác giả bài viết này thì chúng ta không thể dùng từ  “H’mông”  mà phải dùng từ “Mông”, tác giải cũng đưa ra nhận định “không thể áp đặt hay đòi hỏi một ngôn ngữ khác phải đáp ứng được yêu cầu này”  Nếu như vậy thì có chăng nên tôn trọng từ gốc là “Hmoob” hay không?. Hay chúng ta nên dùng như ở Lào và Mỹ  viết thành “Hmong”. Dùng từ “Hmong” sẽ giải quyết được nhiều vẫn đề hiện nay.

Tài liệu tham khảo:


1.     T.S Nguyễn Thế Huệ, Dân số các dân tộc miền núi và Trung du bắc bộ từ sau đổi mới, Nxb Văn Hóa Dân Tộc Hà Nội, 2000.

2.      Một số văn kiện về chính sách dân tộc – miền núi của Đảng và nhà nước, Nxb Sự Thật, 1992.


Vàng A Cử . k57 Khoa Lịch sử - Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội.



[1]   Đăng trên báo điện tử Lai Châu oline. http://baolaichau.vn/x%C3%A3-h%E1%BB%99i/d%C3%A2n-t%E1%BB%99c-%E2%80%9Ch%E2%80%99m%C3%B4ng%E2%80%9D-hay-d%C3%A2n-t%E1%BB%99c-%E2%80%9Cm%C3%B4ng%E2%80%9D


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét