Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

TRẦU CAU TRONG TÌNH YÊU HÔN NHÂN

TRẦU CAU TRONG TÌNH YÊU HÔN NHÂN
Bùi Văn Chính
I.Nguồn gốc ra đời trầu cau.
   Theo truyền thuyết và thư tịch cổ, tục ăn trầu ở Việt Nam đã có từ các thời vua Hùng dựng nước. Trải qua bao biến đổi của đời sống xã hội, tục ăn trầu và mời trầu vẫn là một trong những phong tục độc đáo, có sức sống bền bỉ trong đời sống của người Việt, tồn tại cho đến ngày nay trong xã hội nông thôn và đã được biểu trưng qua các nghi lễ tâm linh.
      Ngày xưa, một nhà nọ có Tân và Lang là hai anh em ruột, đặc biệt dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, đến nỗi chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn. Cha họ là một người cao to nhất trong vùng đã từng được vua Hùng triệu về Phong-châu ban thưởng và đặt tên là Cao. truyen dan gian sự tích việt nam
Từ đó gia đình lấy tiếng “Cao” làm tên họ. Hai anh em lớn lên thì cha mẹ nối nhau qua đời. Cả anh lẫn em quyến luyến nhau không chịu rời nửa bước. Người cha trước khi mất có gửi gắm Tân cho một đạo sĩ họ Lưu. Nhưng khi Tân đến theo học thì Lang không chịu ở nhà một mình, chàng cũng cố xin cùng được học với anh một thể. Nhà họ Lưu có một cô con gái cũng cùng lứa tuổi với họ. Để tìm hiểu người nào là anh người nào là em, một hôm cô gái họ Lưu bày ra một mẹo nhỏ. Giữa lúc họ đang đói, nàng chỉ dọn cho họ một bát cháo với một đôi đũa. Đứng sau khe vách, nàng thấy người này nhường cháo cho người kia ăn. Nàng lẩm bẩm: “à ra anh chàng vui tính kia là anh!”. Từ đó giữa Tân và cô gái có nhiều cuộc gặp gỡ. Tình yêu giữa hai người mỗi ngày một khăng khít. than thoai hy lap truyện cổ tích
Thấy thế, đạo sĩ họ Lưu vui lòng gả con cho Tân. Sau khi cưới, hai vợ chồng đến ở một ngôi nhà mới, có Lang ở chung. Từ ngày lấy vợ, Tân tuy vẫn chiều chuộng em nhưng không âu yếm em như trước nữa. Trước kia Lang thường được anh chăm sóc nhưng bây giờ thì chàng có nhiều ngày cô đơn. Lang nhận thấy nhiều khi Tân muốn lánh mình. “Phải rồi, anh ấy mê vợ quên ta”. Trong lòng Lang đầy chán nản buồn bực. Một hôm Lang và Tân cùng lên nương đến tối mịt mới về. Lang về trước. Chàng vừa bỏ chân lên ngưỡng cửa thì vợ Tân từ trong buồng chạy ra ôm chầm lấy mình. Lang kêu lên. Cái nhầm của chị dâu làm cho cả hai người cùng ngượng nghịu xấu hổ. Giữa lúc đó thì Tân bước vào nhà. Từ đây Lang lại biết thêm một tính tình mới của anh. Tân ghen em. Cái ghen càng tăng thêm sự hững hờ của Tân đối với chàng. Lang vừa giận vừa thẹn. Chàng muốn bỏ nhà ra đi cho bõ ghét. Một hôm trời mới mờ sáng, Lang quyết định khởi hành. Chàng cứ theo con đường mòn đi mãi, trong lòng đầy bực bội oán trách. Đi luôn mấy ngày đường, Lang tới bờ một con sông lớn. Thấy nước chảy xiết, chàng lấy làm ngại ngùng. Xung quanh không nghe qua một tiếng gà gáy chó sủa. Nhưng Lang quyết không chịu trở lại. Lang ngồi cúi gục trên bờ, ôm mặt khóc. Chàng khóc mãi, khóc mãi, đến nỗi những con chim đi kiếm ăn khuya vẫn còn nghe tiếng nức nở. Sáng hôm sau, Lang chỉ còn là một cái xác không hồn. Chàng đã hóa đá. truyen ngan y nghia truyện việt nam
Tân thấy mất hút em thoạt đầu không để ý. Mãi sau vẫn không thấy em về, Tân bổ đi tìm các nhà quen nhưng cũng không thấy tăm dạng. Biết là em bỏ đi vì giận mình, chàng lấy làm hối hận. Hôm sau nữa, cũng không thấy về, Tân hoảng hốt để vợ lại nhà, cất bước đi tìm. Sau mấy ngày, chàng đã đến bờ một con sông rộng. Không có cách gì qua được, Tân đi men dọc sông, cuối cùng thấy em đã hóa thành đá. Tân đứng bên cạnh hòn đá khóc mãi cho đến lúc chỉ còn có tiếng nước cuồn cuộn chảy dưới bờ mà thôi. Tân chết và hóa thành một cây thân mọc thẳng lên trời, bên cạnh hòn đá. Vợ Tân chờ mãi không thấy chồng về, cũng bỏ nhà đi tìm. Nhưng cuối cùng con sông nọ cũng ngăn cản bước chân của nàng. Người đàn bà ấy ngồi lại bên cạnh cây, khóc cạn cả nước mắt. Và sau đó nàng chết hóa thành một cây dây quấn quanh lấy cây kia. Đợi mãi không thấy ba người về, vợ chồng đạo sĩ nhờ mọi người chia nhau tìm kiếm. Trước hòn đá và hai cây lạ, họ chỉ còn biết dựng miếu thờ cả ba người trẻ tuổi ở ven sông. Nhân dân quanh vùng gọi là miếu “anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa”.

Về sau, một năm nọ trời làm hạn hán rất dữ. Mọi cây cỏ đều khô héo cả. Duy hai cây mọc bên cạnh hòn đá trước miếu là vẫn xanh mượt. Mọi người cho là linh dị. Vua Hùng một hôm ngự giá qua xứ đó. Khi đi qua trước miếu, vua hơi ngạc nhiên vì cảnh lạ cây lạ: “Miếu này thờ vị thần nào? Mấy loại cây này ta chưa từng thấy bao giờ? ” Để trả lời câu hỏi của vua, Lạc tướng cho gọi mấy cụ già ở quanh vùng đến hỏi. Hùng Vương càng nghe, không ngăn được sự cảm động. Vua vạch lá trèo lên nhìn khắp mọi chỗ. Đoạn, vua sai một người trèo cây hái quả xuống nếm thử. Vị chát không có gì lạ. Nhưng khi nhai với lá cây dây thì một vị là lạ đến ở đầu lưỡi: nó vừa ngon ngọt, vừa thơm cay. Tự nhiên có một viên quan hầu kêu lên: “Trời ơi! Máu!” Mọi người giãn ra kinh ngạc. Thì ra những bãi nhai quả và lá của hai thứ cây đó một khi nhổ xuống đá bỗng đỏ ối ra như máu. Vua sai lấy cả ba thứ nhai lẫn với nhau thì bỗng thấy người nóng bừng như có hơi men, môi đỏ tươi, sắc mặt hồng hào tươi đẹp. Vua bảo:
       Thật là linh dị! Đúng là họ rồi! Tình yêu thương của họ thật là nồng nàn thắm đỏ. Từ đó vua Hùng ra lệnh cho mọi nơi phải gây giống cho nhiều hai loại cây ấy. Điều đáng chú ý là luật của nhà vua bắt buộc trai gái khi kết hôn thế nào cũng phải tìm cho được ba món: trầu, cau và vôi cho mọi người nhai nhai nhổ nhổ một tí để ghi nhớ tình yêu không bao giờ phai lạt. Vì thế từ đó dân Việt mới có tục ăn trầu. truyện viet nam

II. Các khía cạnh thể hiện trầu cau có mặt trong tình yêu hôn nhân.
1.Trầu cau có mặt trong cưới hỏi của người Việt nam.
     Tự ngàn xưa, trong mâm lễ vật cưới, hỏi của người Việt, dù ở các vùng miền, phong tục  khác nhau, dù có thể thiếu bánh nhưng không thể thiếu trầu cau. Các cụ đã có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, “Miếng trầu nên dâu nhà người”. Miếng trầu là khởi nguồn của mọi câu chuyện, nhờ miếng trầu mà thành dâu nhà người.  
  Hiện nay cuộc sống hiện đại, phong tục cưới xin cũng có nhiều biến đổi nhưng trầu cau thì vẫn không thể thiếu trong những nghi thức cưới xin của người Việt.
      Thông thường lễ vật bao gồm buồng cau và trầu đầy ắp, có từ vài chục đến vài trăm quả, nhưng phải là số chẵn, vì quan niệm có đôi có cặp. Qùa lễ có thể là 100 cau, 80 trầu. Ngoài ra, hiện nay mọi người đang ưa chuộng buồng cau 105 quả theo cách nói “ trăm năm hạnh phúc” hoặc chọn buồng cau 60 quả vì theo cách ví von của người Việt là “ 60 năm hạnh phúc”.
       Do hiện nay ít người còn ăn và có khi không chia quà cho nhà trai cho họ hàng, bạn bè nên khay cau trầu mặc dù vẫn phải có nhưng chỉ amng tính ước lệ, chỉ cần 6 miếng trầu têm và quả cau bổ làm sáu.
      Theo tục lệ miền Bắc, trầu phải têm cánh phượng, lá trầu phải là laoij trầu cay màu xanh lá dày lá, vôi dùng loại lá vôi Bắc màu tráng và thuốc thường dùng kèm lá thuốc lào, và loại vỏ đỏ. Theo tục lệ miền Nam trầu thường têm kiểu bánh ú, lá trầu là loại trầu ngọt đi đôi với vôi dỏ, thuốc lá và vỏ giấy.
     Tóm lại, có thể nói trầu cau à biểu tượng của tình yêu đôi lứa, là một thứ quan trọng không thể thiếu trong các nghi thức về tình yêu hôn nhân. Qua thời gian cuộc sông hiện đại dường như tiến bộ hơn nhưng trầu cau vẫn không thể thiếu được trong những nghi thức cưới hỏi của người Việt Nam ta.
 3. Trầu cau có mặt trong ca dao tục ngữ viết về tình yêu hôn nhân.
     Trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam, hình ảnh miếng trầu đã trở lên hết sức quen tuộc, gần gũi. Và tục lệ mời trầu, ăn trầu là một nét văn hóa không chỉ có trong các lễ nghi văn hóa truyền thống như hội hè cưới hỏi mà còn phổ biến trong cuộc sống cưới hỏi mà còn phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Trầu cau luôn luôn tượng trưng cho sự chung thủy, nồng nàn và bền vững của lứa đôi. Từ thời xa xưa, lễ vật này có mặt trong các truyện cổ tích như trầu cau, tấm cám và đặc biệt là lễ vật này còn xuất hiện khá nhiều trong ca dao về tình yêu đối lứa.
     Miếng rầu là một bức thông điệp, là vật “ đưa tin” của các tràng trai, cô gái. Họ nhờ miếng trầu để bày tỏ tình cảm của mình.
Sáng ngày em đi hái dâu
Em gặp anh ấy ngồi câu thạch bàn
Và anh đứng dậy hỏi han
Hỏi rằng cô đã vội vàng đi đâu
Thưa rằng em đi hái dâu
Và anh mở túi đưa trầu mời ăn
Thưa rằng bác mẹ em răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người
    Cô gái vốn là con nhà nề nếp, trọng gia phong khuôn phép nên chẳng dễ dàng nhận trầu ngay. Hơn nữa nhận trầu là nhận lấy sự rằng buộc nhất định về tình cảm , trong khi đây mới là buổi mới làm quen. Nhưng đó lại chính là cơ hội để cho tràng trai giới thiệu về miếng trầu của mình.
Trầu này trầu quê trầu hồi
Trầu loan trầu phượng, trầu tôi trầu mình
Trầu này trầu tính trầu tình
Trầu nhân, trầu ngãi, trầu mình, trầu ta
Trầu này têm tối hôm qua
Giấu cha, giấu mẹ đem ra mời nàng
Trầu này không phải trầu hàng
Không bùa không thuốc sao nàng không ăn?
Hay nàng chê khó, chê khăn
Xin nàng đứng lại mà ăn trầu nay
   Đây là miếng trầu “ đặc biệt” được đưa ra mời trong một thời điểm “ đặc biệt”. Nó hội tụ tất cả những gì đẹp đẽ, sang trọng nhất bởi miếng trầu đó được têm bằng tấm lòng chân thành, tình cảm trong sáng của tràng trai. Cô gái biết được lai lịch, giá rị của miếng trầu mà qua đó biết được lai lịch, giá trị của người mời trầu. Vì vậy, cô đành tỏ thái độ lờ lững nửa vời, cũng là để “ báo hiệu” cho chàng trai:
Miếng trầu ăn nặng bằng chì
Ăn rồi em biết lấy gì đền ơn
    Được lời như cởi tấm lòng, chàng trai tiến tới khẳng địn một lần nữa giá trị của miếng trầu và ngầm ý bảo với cô gái rằng việc mời trầu, nhận trầu là hoàn toàn tự nguyện và chàng trai luôn tôn trọng ý kiến của cô:
Trầu này têm với vôi Tàu
Giữa thêm cát cánh hai đầu quế cay
Trầu này ăn thật là say
Dù mặn dù nhạt dù cay dù nồng
Dù chẳng lên nghĩa vợ chồng
Xơi dăm ba miếng kẻo lòng nhớ thương
Sau buổi làm quen đó, hai người dần dần có tình cảm với nhau và tình yêu bắt đầu chớm nở. Để đến khi chàng trai sang nhà chơi thì cô gái có thể chủ động mời trầu:
Ra vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm sáu cho anh xơi trầu
   Cau bổ ralamf sáu là loại cau vừa đủ độ chín, không non cũng không già. Qua lời mời này, cô gái đã kín đáo bày tổ thái độ ưng thuận trước chàng trai. Và ngọn lửa nhen nhóm lên đã giúp cô gái vượ qua những ràng buộc gò bó của lễ giáo phong kiến để chủ động ướm hỏi chàng trai.
Anh về cuốc đất trồng cau
Cho em vun ké dây trầu một bên
Chừng nào trầu nọ bén lên
Cau kia bé trái lập nên cửa nhà
     Và đôi khi cô gái cũng không kém phần báo dạn, tinh nghịch:
Có trầu mà chẳng có cau
Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm
   Được cô gái “ mở đường chỉ lối”, chàng trai sung sướng như mở cờ trọng bụng, nói thẳng ước muốn của mình mà không hề e ngại:
Vào vườn hái quả cau non
Anh thấy em giòn muốn kết nhân duyên
Tình yêu đã khiến cho cuộc đời của đôi lứa trở nên đẹp đẽ hơn giúp họ lạc quan, tin tưởng vào tình yêu của mình. Chỉ có tình yêu chân thành, nồng thắm thì mới có thể giúp họ “ một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”, thông cảm vị tha cho nhau:
Đêm khuya thiếp mói hỏi chang
Cau khô ăn với trầu vàng xứng không?
  Hỏi là hỏi thế thôi chứ thực ra cô gái đã ngầm khẳng định tình yêu của mình với chàng trai mà cô đã nguyện gắn bó xuốt đời. Tình yêu đó sẽ giú họ vượt qua mọi khó khăn , vất vả để xây dựng hạnh phúc vững.
   Tuy nhiên không phải mối tình nào cũng được “ đơm hoa kết trái” mãn nguyện như thế. Có nhiều bài thờ cũng diễn tả tâm trạng đau xót, nhơ thương của chàng trai hay cô gái khi không lấy được người mình yêu. Lúc đó, cô gái chỉ còn biết thở dài đồng cảm, chia sẻ và nhẹ nhàng trách móc chàng trai:
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
 Như chim vào lồng như ca cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thửa nào ra.
  Cho dù nguyên nhân chủ quan hay nguyên nhân khách quan thì tình yêu lỡ dở đều để lại niềm nuối tiếc, nhớ thương, xót xa cho chàng trai, cô gái:
Yêu nhau chẳng lấy được nhau
 Con lợn bỏ đói, buồng cau bỏ già
Mặc dù không thành đôi nhưng họ vẫn luôn tôn trong hạnh phúc của nhau và có những ứng xử cao thượng, đúng mực để tình yêu mai mãi là những niệm đẹp, trong trẻo.
   Đọc lại những bài ca dao về đôi lứa, chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn những vẻ đẹp của nền văn hóa dân tộc, vẻ đẹp trong đời sống tình cảm  của ông cha ta. Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong đó có phong tục mời trầu và ăn trầu , càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, để tình yêu mãi mãi trong sáng và thắm nồng như tình trầu duyên cau.
III. Ý nghĩa của việc sử dụng trầu cau trong tình yêu hôn nhân.
   Trầu cau đã trử thành một nét độc đáo của dân tộc Việt Nam. Miếng trầu chứa đựng nhiều tình cảm , nhiều ý nghĩa thiêng liêng gắn bó thân thiết trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam. Ăn trầu là phong tục cổ truyền và phổ biến trong dân gian suốt hàng năm lịch sử.
    Trầu cau thể hiện tình cảm gắn kết lâu bền của một cặp đôi trai gái khi đã trở thành vợ chồng của nhau. Miếng trầu có nhiều vị, cay, nồng, đắng và pha thêm là tí ngọt nữa cũng như trong tình yêu đôi lứa cũng có nhiều tâm trạng  cảm xúc. Vui, buồn, hờn, giận nhưng tình tình yêu phải có những vị như thế thì mới làm cho tình yêu trở lên thú vị và lãng mạn tình cảm hơn.
   Tình yêu đôi lứa của người xưa tuy mộc mạc nhưng cũng không kém phần lãng mạn. Nào những trầu giải yếm giải khăn đến trầu loan trầu phượng trầu tôi trầu mình là những tràu tính trầu tình trầu nhân trầu ngãi để rồi trở thành trầu mình trầu ta, trầu nên vợ lên chồng. Miếng trầu nồng thắm luôn có mặt trong hôn lễ là sự khơi gợi, nhắc nhở mọi người hướng về một tình yêu sắt son, chung thủy. Một cuộc sống vợ chồng gắn bó yêu thương và luôn lấy tình nghĩa làm trọng.
IV. Kết luận.
         Trầu cau đã đi vào tiềm thức hàng ngàn đời nay của dân tộc Việt nam. Trầu cau có mặt ở khắp mọi nới và chứa đựng biết bao cảm xúc. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của ông cha ta. Hình ảnh trầu cau luôn gắn với tình yêu đôi lứa, với lễ tơ hồng.
       Trầu cau đã đi vào giấc ngủ tuổi thơ với lời ru của ba, lời kể của mẹ. Trầu cau là một trong những cảm hứng sáng tác của biết bao nghệ sĩ với những tác phẩm thấm đẫm hồn cốt dân tộc.
   Tục ăn trầu đã trở thành một nét đẹp văn hoá không phai nhòa trong tâm hồn người Việt nên tháng nǎm có qua, miếng trầu vẫn không thể thiếu trong các đám cưới, trong các môn đồ lễ của các bà, các cô dâng lên bàn thờ tổ tiên, cầu khấn thần phật với lòng thành kính. Ngày nay, để răng trắng nên nhiều người không ăn trầu nữa, nhất là ở thành phố. Tuy nhiên, quan niệm "miếng trầu là đầu câu chuyện" của người Việt Nam vẫn được áp dụng ở những dịp hiếu, hỉ. Vì biếu trầu là tục lệ, là tình cảm nên dẫu có ăn hay không cũng chẳng ai chối từ.

V.Danh Mục tài liệu tham khảo.
 1. Lê Hữu Mục, Lĩnh Nam Chích Quái, nxb Tân Việt, Hoa Kỳ, 1982.
 2. Nguyễn Trúc Phương, Văn học bình dân, nxb Sống Mới, Sàigòn 1964.
 3. Nguyễn Hướng (Dallas), Nam Phổ... trèo cau, Làng Văn số 135, Canada, 1995.
 4. Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, Tục ngữ phong dao, Nxb Mặc Lâm, Sàigòn 1967.
 5. Phan Kế Bính, VN Phong tục, nxb Bút Việt, Sàigòn, tháng 2, 1975.
 6. Trần Trọng Kim, VN sử lược, IQ, Bộ Giáo Dục SG xb.
 7. Thái Văn Kiểm, Lá trầu định mệnh, Nguyệt San Thế Giới, Austin, Texas, tháng 8, 1996.
8. Nguyễn Ngọc Chương, Trầu cau nguyên nhất thư, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nôi, 2011.
9.Nguyễn Ngọc Chương, Trầu cau Việt Điện thư, Nxb Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 2011.

10. Trần Nhật Vy, Mười tám thôn vườn trầu, Nxb Văn hóa – Văn Nghệ, Hà Nội, 2013.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét