Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

LOẠI HÌNH VĂN HÓA SA HUỲNH BIỂN ĐẢO VÙNG BIỂN PHÍA NAM VIỆT NAM

LOẠI HÌNH VĂN HÓA SA HUỲNH BIỂN ĐẢO VÙNG BIỂN PHÍA NAM VIỆT NAM
Vàng A Cử
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu văn hóa khảo cổ biển đảo là một đề tài không còn mới, đã được định hình và phất triển từ khá sớm nhưng số lượng nghiên cứu chưa thật sự phong phú, chưa mổ sẻ, lộ tả hết các nền văn hóa, ý nghĩa của chúng trong thời đại và hiện nay.
Vùng biển phía Nam có vị trí chiến lược quan trọng về nhiều mặt như kinh tế - văn hóa –xã hội –an ninh quốc phòngđối với sự nghiệp đổi mới và bảo vệ tổ quốc. Hiện nay có một số vẫn đề đang gay tranh cãi về chủ quyền biển đảotrên Biển Đông giữa các quốc gia trong khu vược, qua báo cáo nghiên cứu này tôi cũng mong góp chút công sức  vào việc khả định mạnh mẽ hơn nữa chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển này.
Nghiên cứu các nền văn hóa trên các đảo và quần đảo thuộc vùng biển phía Nam Việt Nam cho đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước được công bố như các nghiên cứu của Nguyễn Trung Chiến, của GS Trần Quốc Vượng… Tuy nhiên các nghiên cứu trên chỉ chủ yếu chỉ tập chung đi vào tìm hiểu về khu vược phân bố, loạn hình, đặt các di tích vào nghiêu cứu tập chung với các nền văn hóa biển đảo ở phía Nam Biển Đông khác. Có rất ít các công trình nghiêu cứu độc lập về dấu tích của văn hóa Sa Huỳnh trên các  hải đảo mà chủ yếu chỉ tập chung vào một số nghiên cứu tổng thể chung chung. Các công trình nghiên cứu về vấn đề này đã công bố trước đâycũng chưa chú tâm đi sâu vào phân tích vấn đề ở khía cạnh “ chủ nhân đầu tiên” của các đảo và quần đảo, ngoài ra cũng rất hiến các bài nghiên cứu đề cập về quá trình đi biển và chiếm lĩnh – làm chủ các vùng biển đảo rộng lớn ở phía Nam này của người Sa Huỳnh.
II.VÀI NÉT VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC HUYỆN ĐẢO VÙNG BIỂN PHÍA NAM VIỆT NAM
II.1. Biển Đông
Biển Đông là một biển lớn của Thái Bình Dương , có diện tích khoảng 3500 nghìn km2,  rộng hàng thứ hai thế giới chỉ sau biển San Hô ở phía đông Austrailia, rộng gấp 8 lần biển Đen và gấp khoảng 1,2 lần biển Địa Trung Hải. Phía Bắc đi qua điểm cực Bắc của Đài Loan và bờ biển tỉnh Phúc Kiến ( Trung Quốc ), cực Nam là một khối nâng nằm giữa các đảo Sumatrai và Kalimantan.  Ưóc tính Biển Đông có chiều dài khoảng 3.100km, chiều rộng khoảng 1.100km, độ sâu trung bình khoảng 1.140m, tổng lượng nước ước tính khoảng 3.928 tỷ km2.
Ngay từ thời sơn khai, cư dân của các nền văn hóa phân bố trên đất liền đã chinh phục biển Đông, khai thác các nguồn lợi từ biển như nguồn lợi thủy sản, muối, các nguồn lợi trên các hải đảo, quần đảo.
II.2. Các huyện đảo phía Nam Việt Nam
II.2.1. Huyện đảo Phú Qúy tỉnh Bình Thuật.
Huyện đảo này có diện tích khoảng 16.4km2  thuột tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết 120km về phía Đông Nam, đảo gồm một đảo chính và một số đảo nhỏ. Dân số toàn đảo khoảng 24.000 người, phân bố trong ba xã đảo.
II.2.2. Huyện đảo Côn Đảo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Quần đảo Côn Đảo gồm 16 đảo, là một huyện của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nằm cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách sông Hậu 45 hải lý. Quồn đảo nay nằm ở tọa độ 106031’  – 106045’ độ kinh Đông, và 8034’ – 8049’  độ vĩ  Bắc, tổng diện tích quần đảo theo số liệu mới nhất là 80,2 km2 , lớn nhất là đảo Côn Lôn 51,32km2, bao quanh nó là 15 hòn đảo nhỏ, lớn nhất trong số các hòn đảo nhỏ đó là hòn Bảy Cạnh, bé nhất là Hòn Trứng nằm ở đầu phía đông – đông bắc đảo lớn. Cả quần đảo chỉ có đảo lớn Công Sơn và đảo Hòn Cau mới có những điều kiện cần và đủ cho con người cư trú. Hầu hết diện tích quần đảo là rừng núi (80%), nay là rừng quốc gia Côn Đảo. Địa hình bằng phẳng tập trung ở thung lũng hình bán nguyệt – dây cung là chân núi Chúa và núi Thánh Gía, đáy là cửa vịnh Côn Sơn dài khoảng trên dưới 8km, sâu trên dưới 2km, tọa độ 8040’57” vĩ Bắc –
106036’10” độ kinh Đông.

II.2.3 Huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.
Phú Quốc hay còn gọi là đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong tổng số 22 đảo tại đây, nằm tại vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các hòn đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn thể quần đảo có tổng diện tích 589,23km (năm 2005), dân số hiện nay vào khoảng 79.800 người. Đảo Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Gía 120km và cách thị xã Hà Tiên 45km. Đảo bao gồm 8 xã và 5 thị trấn, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc và Thổ Chu.
Đảo Phú Quốc có diện tích 567km2 , dài 49km, nơi rộng nhất là 25km ở phía bắc đảo, nơi hẹp nhất là 3km ở phía nam đảo. Địa hình cao nhất trên đảo lên tới 603m so với mặt nước biển, phần các vùng xung quanh có độ sâu trung bình chưa đến 10m, nhưng nơi sâu nhất cũng lên tới 60m.

Vùng Thổ Chu là một quần đảo được coi là cực Tây của tổ quốc, bao gồm 8 đảo, với tổng diện tích là 11km2 .  Dân số xã đảo hiện nay vào khoảng 5.500 dân, lớn nhất là đảo Thổ Chu. Quần đảo cách Mũi Cà Mau 80 hải lý, cách đảo Phú Quốc 115km về phía Tây, cách Côn Đảo khoảng 500km về phía tây nam.
II.2.4.  Huyện đảo Kiên Hải tỉnh Kiên Giang
Kiên Hải là một đảo của tỉnh Kien Giang, nằm ngoài khơi vùng biển Tây Nam. Huyện có 4 xã là Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn và Nam Du, diện tích khoảng 30km2, dân số vào khoảng 25.000 người. Trung tâm của huyện đảo là Xã Hòn Tre, cách thành phố Rạch Gía khoảng 30km.

III.VĂN HÓA SA HUỲNH
III.1. Qúa trình phát hiện
Văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba nền văn hóa – văn minh thời đại Đồng - Sắt Việt Nam, phân bố theo chiều bắc nam từ tỉnh Quảng Bình đến lưu vực sông Đồng Nai, Tây – Đông từ miền núi – có thể là từ cao nguyên đến đồng bằng ven biển đặc biệt là trên các đảo và quần đảo trên biển Champa xưa , nay là biển đông của Việt Nam, gồm cả vịnh Thái Lan.[1]
Tên gọi văn hóa Sa Huỳnh được đặt theo tên một cách đồng nuối Sa Huỳnh, ở cửa sông Trà Bồng ( xã Phổ Thạch, Đức Phổ, Quảng Ngãi ). Năm 1909, A. Vinet – một học giả người Pháp đã thông báo ngắn gojn về việc phát hiện khu mộ chum khoảng 200 chiếc ở đây. Sau phát hiện của A. Vinet là cuộc khai quật của Larbar năm 1923, tìm thấy 240 chum mộ ở Long thạch, Thạch Đức và Phú Khương.
Năm 1934 Colani đào Long Thạch phát hiện 55 mộ chum, đào ở Phú Khương thấy 187 mộ chum.
Năm 1937 Colani là người đầu tiên đặt tên cho khu di tích mộ chum này là văn hóa Sa Huỳnh. Tiếp theo đó là những cuộc khai quạt của Jasee ( 1939), Malleret ( 1951 ), Sauein ( 1966 – 1973 ), Fontaine ( 1972 ), Hoàng Thị Thân ( 1973 )…
Sau năm 1975, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hàn điều tra, khảo sát, thẩm định, phát hiện và khai quật các địa điển cũ và mới.Cho đến nay đã phát hiện khoảng 1.000 mộ chum có niên đại từ khoảng thế kỷ V TCN đến thế kỷ I – II SCN.[2]

III.2. Không gian phân bố
Văn hóa Sa Huỳnh nằm ở “ mặc tiến” của hệ thống văn hóa hậu kỳ đá mới – sơn kỳ kim khí : phía bắc là văn hóa Bàu Tró  phía sau lưng là văn hóa Lung Leng, Biển Hồ, Buôn Triết .Cực Nam là văn hóa Đồng Nai, phía trước mặt là biển Đông và những nền văn hóa trên các hải đảo Đông Nam Á.
Các di tích văn hóa Sa Huỳnh phân bố ở hầu khác các dạng điạ hình của các tỉnh miền Trung Việt Nam, từ vùng đồi gòn, cồn cát ven sông, ven biển, đến các đảo ở biển Đông, đặc biệt là các đảo gần bời. Tình thống nhất trong văn hóa Sa Huỳnh được thể hiện rõ trong cấu tạo di tích, táng thức và bộ di vật.
III.3. Một số di tích tiêu biểu
Quảng Nam : cụm di tích ở xã Hội An, di tích Lai Nhi ( huyện Điện Bàn), Bàu Trám, Phú Hòa, Tam Mỹ ( huyện Núi Thành), Quế Lộc, Bình Yên (Quế Sơn), Tiên Hà (huyện Tiên Phước)…cho tới nay, Quảng Nam là nơi có số lượng di tích văn hóa Sa Huỳnh phát hiện nhiều  nhất.
Quảng Ngãi : Sa Huỳnh, Phúc Khương, Thạch Đức, Long Thạch (huyện Đức Phổ), Bình Châu, Gòn Quê (huyện Bình Sơn), Cù Lao Ré, Trà Xuân (huyện Trà Bồng), Đồi Đông Tranh (huyện Sơn Tịnh)…
Bình Định : Thuận Đạo, Tránh Trạch, Động Cườm…
Phú Yên : rừng Lao Thủy, Suối Mây, Khen Ông Dậu…
Khánh Hòa : Hoà Diên, Diên Sơn, Phước Hải…
Ninh Thuận và Bình Thuận : Mỹ Tường, Bàu Hòe, Phú Tường …
Đồng Nai : Suối Chồn, Phú Hòa, Hàng Gòn, Dầu Giay…
TP. Hồ Chí Minh : Những di tích mộ chum tại khu vực Cần giờ…
Ngoài ra còn phát hiện được dấu tích văn hóa Sa Huỳnh ở một số khu vực khác trên đát liền và cả trên các hải đảo.

Đồ đá : Công cụ đá hiếm khi gặp trong các khu mộ táng của văn hóa Sa Huỳnh, ở những nơi cư trú, hiện vật đá thường được phát hiện với số lượng lớn hơn. Về loại hình, có rìu, bôn đá tứ giác và có vai, cội có vết sử dụng, bàn mài, chày nghiền…Việc vẫn còn xuất hiện các di vật bằng đá cho thấy trong thời đại đồ sắt các công cụ bằng  đá vẫn còn được sử dụng, nhưng vai trò của chúng trong đời sống cư dân đã bị tiêu giảm.
Đồ sắt: Trong văn hóa Sa Huỳnh bộ công cụ và vũ khí bằng sắt là nổi bật  nhất, chúng chiến lĩnh những địa điểm văn hóa Sa Huỳnh về số lượng và chất lượng cũng tốt hơn nhiều.
Đồ sắt được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp rèn , nó cũng phản ánh trình độ của những người thợ sản xuất. Số lượng công cụ bằng sắt đã phát hiện được cho đến nay đã lên đến hàng trăm chiếc, gồm rựa, dao ngắn, giáo, mai, liềm, kiếm ngắn… Về nguồn gốc của nghề luyện kim, trong một số địa điểm đã tìm thấy dấu tích của rèn sắt và luyện gam tại chỗ, ở Định Cườm (Bình Định), Diên Sơn (Khánh Hòa),…
Đồ đồng : So với đồ sắt thì đồ đồng ít hơn nhiều về số lượng. Chúng được tìm thấy ở các khu mộ táng văn hóa Sa Huỳnh, cả mộ chum và mộ đất. Về nguồn gốc, phần lớn các đồ tùy táng này có thể là sản phẩm của việc trao đổi với bên ngoài, với văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đồng Nai,hay với văn hóa Hán (Trung Quốc)…
Đồ gốm : Gốm được sử dụng rộng rãi và gồm nhiều loại hình với mục đích sử dụng khác nhau. Bao gồm :
Chum hình trụ có vai hoặc không vai, đây là loại chum phổ biến nhất, phát hiện ở nhiều địa điểm như Tam Mỹ, Đại Lãnh, Quế Lộc, Bình Yên, Gò Dừa…Nắp đậy thường có hình nón cụt, cao trung bình dưới 1m, đường kính thân từ 0,4m đến 0,6m, thân trang trí văn thừng.

Chum hình chứng: Là loại chum có miệng loe, không có vai, phần bụng hơi phình,đáy thuôn tròn nhọn, thân và đáy trang trí văn thừng. Xương gốm thô, pha nhiều cát, gốm cứng. Thường có kích thức lớn, tìm thấy ở các địa điểm Gò Mả Vôi, Hậu Xá, Tam Mỹ, Long Thạch..
Chum hình Cầu: Miệng loe, cổ thắt, đáy hình chỏm cầu, có dáng thấp hoặc dáng cao. Than thường trang trí văn thừng hoặc văn chải đến đáy, thường có kích thước lớn, pháp hiện ở Tam Mỹ, Hậu Xá, Gò Mả Vôi, Xóm Ôc… thường đi cùng với nắp đậy, hình lồng bàn hay nắp đậy hình mâm bồng
Đồ tùy táng : Đồ tùy táng rất đa dạng và phong phú bao gồm bát bồng, đèn, bình hình lãng hoa, cốc cao chân, nồi …Chất liệu gốm từ thô đến hơi thô, pha nhiều cát. Gốm được trang trí đẹp với những họa tiết hoa văn đa dạng, khác vạch kết hợp với tô màu, in mép sò. Tôn màu đên hoặc màu đỏ thành từng băng uốn lượn hay góc cạnh,.. trở thành phương pháp trang trí phổ biến.
Đổ trang sức : Cư dân văn hóa Sa Huỳnh là những người có năng khiếu. khóe tay …họ thích dùng đồ trang sức (Vòng, nhẫn, khuyên tai, hạt chuỗi…) làm bằng thủy tinh, mã não, đá quý, đất nung… Chất liệu được yêu thích nhất là mã não và thủy tinh. Khuyên tai ( hay bùa đeo) hai đầu thú và khuyên tai ba mấu là một loại hình chế phẩm Sa Huỳnh đặc thù. Trong các di tích văn hóa Sa Huỳnh đã tìm thấy một số lượng lớn hai loại hình này. Hạt chuỗi, khuyên tai bằng vàng, hạt chuỗi thủy tinh mạ vàng cũng được người Sa Huỳnh sử dụng và chon theo mộ. Những loại hình đồ trang sức quý này được xác định là nhập từ bên ngoài.
III. 4 Đặc trưng di tích
Di tích mộ táng : đây là loại hình di tích được phát hiện và nhiêu cứu nhiều nhất. Trên địa bàn phân bố của văn hóa Sa Huỳnh từ các gòn đồi phía tây đến đồng bằng ven biển và hải đảo phía đông, đã phát hiện nhiều khu mộ - những bãi mộ chum rộng lớn, với loại hình vò, hình cầu, hình trứng,hình trụ, có kích thước vừa và lớn.
Đây là những khu mộ độc lập, những bãi chum mộ lớn, chon trên sường cồn cát, đồi gòn ven sông,trên những phần đất cao. Thông thường những chum mộ được tìm thấy ở dạng phân bố theo nhóm từ 2, 3 đến 4 chum. Tuy nhiên ở một số khu mộ địa cũng thấy phân bố đơn kiểu ô bàn cờ.[3] Những chum mộ quan tài gốm chon đứng thẳng, có nắp đậy hình nón cụt, hình lòng bàn, mâm bồng … Một số mộ có vết tích than tro rất dày ở bền ngoài, có thể là vết đốt sưởi mộ, mộ số chum được kè đá hay gốm dưới đáy.
Di tích cư trú: Phát hiện được rất ít vết tích cư trú của văn hóa Sa Huỳnh. Những di tích cư trú thường nằm không xa khu mộ địa, thường là ở bậc thềm thấp hơn, sát các con sông hay suối. Cũng bởi thế mà nhiều di tích cư trú đã bị mất đi do hiện tượng lũ lụt hay sụt lở bờ sông. Các di vật trong nơi cư trú không khác nhiều so với di vật tùy táng nhưng có phần không đa dạng và phong phú bằng.
Di tích cư trú kết hợp mộ táng : Tại một số khu vực, đặc biệt là khu vực Nam Sa Huỳnh, giây đoạn muộn, mộ thường chôn vào nơi cư trú như ở Xóm Ôc, Hòa Diên, Cần Gio…
IV.QUÁ TRÌNH PHÁT HIỆN, VÀ NGHIÊN CỨU CÁC DI TÍCH VĂN HÓA SA HUỲNH TRÊN CÁC QUẦN ĐẢO PHÍA NAM VIỆT NAM
IV.1. Các di tích trên huyện đảo Phú Qúy
Địa điểm Cao Cát xã Long Hải
Hầu hết phát hiện là các mạnh gốm xương đanh cứng, gốm mỏng, màu đỏ gạch xám không hoa văn. Đây có thể là di chỉ cư trú hoặc di tích mộ vò.
Hầu hết các di tích trên đảo Phú Qúy đều là di tích cồn cát, bên cạnh những hồ nước ngọt, tầm văn hóa dài từ 30cm – 40cm.  Các di tích này đều mang đặc trưng di chỉ cư trú văn hóa Sa Huỳnh[4].

IV.2.Các di tích trên quần đảo Côn Đảo
Địa điểm Bến Đầm :
Năm 1959, Malleret đã phát hiện 06 công cụ đá mài ở khu vực này. Đây là khu vực sường đồi đất bên vịnh, tầng văn hóa cấu tạo từ đất đồi, chứa đồ gốm cổ mật độ thưa.

Địa điểm Hàng Dương I :
Là khu vược cao của nghĩa trang Hàng Dương hiện nay, được E.Sauren phát hiện năm 1964. Đến năm 1978, nhà khảo cổ học Diệp Đình Hoa – Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn - ĐHQGHN) điều tra khảo sát ngắn ngày. Năm 1999 và 2000 các nhà khảo cổ học của Viện Khảo Cổ đã thám sát lần hai. Đây là di chỉ cồn cát có diện tích phân bố rộng.
Địa điểm Nhà Máy Nước I : Phân bố trên dải cồn cát ven chân núi Thánh Gía, đối diện với chân dốc Ma Thiên Lãnh
Địa điểm Nhà Máy Nước III : Cùng nằm trên dải cồn cát vên núi bên bàu hay hồQuang Trung, cách Nhà Máy Nước I và II khoảng 300m về phía Tây Nam, cách địa điểm Cồn Miều Bà khoẳng 300m về phía Tây Bắc.
Địa điểm Cồ Miền Bà :
Địa điểm này được Gs. Trần Quốc Vượng phát hiện năm 1997. Sau được thám sát thêm hai lần nữa vào các năm 1999 và 2001, được đặt tên theo An Sơn Miếu ở cạnh đó, và tên chính thức là Cồn Miều Bà. Đây là địa điểm cồn cát rộng tới 10.000m2  trên một cồn cát đầu phía Tây Nam hồ Quang Trung – thuộc thi trấn Côn Đảo. Cồn cát cao 5m, cách vịnh Côn Sơn khoẳng 800m – 900m về phía Tây Bắc
Địa điểm Cồn Hải Đăng :
Đây là khu nghĩa địa mộ vò của cư dân cổ Côn Đảo phân bố ở sường Tây Nam dải cồn cát, gần vịnh Côn Sơn nhất trong hệ thống các cồn các thung lũng Côn Đảo, ở tọa độ 8040’717’ vĩ độ Bắc 106056’604” kinh độ Đông, cách bờ vịnh Côn Sơn chừng 200m ( hiện giờ nằm trong khuôn viên Trung Tâm Văn hóa Thể thao huyện Côn Đảo).
Địa điển Cồn An Hải :
Là di chỉ cư trú công cát, diên tích ước tính khoẳng 6000m- 7000m2, tại ngã ba đường Hoàng Quốc Việt bên bờ hồ An Hải, thị trấn Côn Đảo ở tọa độ 8040’839” độ vĩ năm 1995Bắc - 106035’861” kinh độ Đông, cách vịnh Côn Sơn hiên nay khoẳng 250km  về phía Tây Tây Bắc, vị trí này nằm giữa hai địa điểm hay hai khu mộ vò Cồn Hải Đăng và Cồn Miến Bà.
Địa điểm Hòn Cau :
Đây là di chỉ cư trú trên đảo Hòn Cau, hòn đảo rộng 1,8km2. Có bãi cát rộng từ 3ha – 4ha là nơi phân bố di chỉ Hòn Cau nổi tiếng bên vịnh Hòn Cau quay mặt về phía Tây Nam .Địa điểm này được Viên Khỏa Cổ Học phát hiện vào tháng 12.
IV.3. Các di tích trên Huyện đảo Phú Quốc
Địa điểm Bãi Ngự xã đảo ThổChu.
Được viện Khảo cổ phát hiện tháng 12/1995. Nhiều mảnh  vỏ ốc tai tượng kích thước khá to, đã pha chế để là công cụ và đồ trang sức.
Địa điểm Bãi Mu- Bãi Dong xã đảo Thổ Chu
Được phát hiện cùng thời gian với Bãi Ngự. Phía đông bắc Bãi Dong là một khu nghĩa địa mộ chum – vò, phần còn lại có thể là địa điểm cư trú.
Địa điểm trên đảo Phú Quốc
Phát hiện nhiều công cụ sản xuất như rìu bôn răng trâu, một vài hạt chuỗi, mảnh khuyên tai, hòn thổ hoàng…
IV.4. Các di tích trên huyện đảo Kiên Hải
Di tích trên đảo Hòn Tre
Phát hiện năm 1988, do dân địa phương, gồm 3 mộ chum lớn giống chum vò Sa
Huỳnh.
Di tích trên xã đảo Lại Sơn
Hòn Mấu: Trong đó có một chiếc giáo sắt phát hiện tại địa điểm Nhà máy nước số 2. Đục đồng phát hiện tại Hòn Cau, đục nhỏ thân hẹp ngang, gãy chuôi, thân có gờ ở rìa cạnh, lưỡi rìu hình cung, hơi xòe và rất sắc.
Đồ trang sức: hạt chuỗi bằng thủy tinh hình tròn dẹt, hạt chuỗi đá đen vân trắng, hình bầu dục có lỗ xuyên dây dọc , cả hai được phát hiện tại khu vược Nhà Máy Nước số 2. Ba mẫu khuyên tai hình con đỉa bằng gốm.Tuy nhiên chưa phát hiện khuyên tai bố mấu, ba mấu và hai đầu thú bằng đá hay bằng thủy tinh như ở trong đất liền.

V.ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HÓA SA HUỲNH XUẤT HIỆN TRÊN CÁC ĐẢO MIỀN NAM
Đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh trên các đảo và quần đảo vùng biển phía Nam Việt Nam được thể hiện chủ yếu qua di vật.
V.1.Mộ chum
Đặc trưng di tích mộ táng là mộ chum ( hình trứng)  nhưng chư yếu là mộ vò, mộ bình vò có lớp áo thổ hoàng, không có nắp đậy hoặc có nắp đậy hình lồng bàn, dạng chậu, bát bồng, và hình đĩa, mộ chôn theo từng cụm, có nhiều đồ tùy táng, các mộ không có di cốt.
Trên huyện đảo Phú Qúy : Tại địa điểm Cao Cát xã Long Hải, Phú Qúy đã phát hiện mộ vò, có đường kính khoảng hơn 50cm, có nắp đậy, bên trong có 3 công cụ đá mài toàn thân. Vòng cổ thấp, miệng loe, đáy tròn.
Trên huyện đảo Phú Quốc : Tháng 12 năm 1995 phát hiện mộ chum bãi Dong gồm 1 chum đáy nhọn bị đập vỡ phần trên, phủ màu thổ hoàng đỏ nâu, cao 40cm rộng 47,5cm có thể là chum hình trứng. Ngoài ra, cạnh chum là một vò lớn, cũng có hình dạng chum hình trứng, đáy tròn, gốm đen, xương đen, đường kính miệng 26cm, thân nở tròn điều. Bên trong có lớp áo thổ  hoàng mùa đỏ, bên trong vò có chứa hai niêu, một bát chân cao có vài lỗ thủng  Tấ cả các nồi niêu đều có phủ thổ hoàng, văn ấn khía.[5]
Huyện đảo Kiên Hải: Tại điểm núi đảo Hòn Tre – Kiên Hải có hai chiếc chum ( được ghi trong sách Gia Định Thành thông trí– 1820, Trịnh Hoài Đức), một chiếc lớn cao xấp xỉ 100cm nhưng đã vỡ, một chiếc còn nguyên vẹ, để tại bảo tàng Kiên Giang. Năm 1988 Anh Võ VănTâm phát hiện được hai chiếc chum mộ, hiện còn nguyên, một tại Bảo tàng Kiên Giang, một tại nhà anh Nguyễn Văn Chánh, Chủ tịnh Hội chũ thập đỏ huyện Hòn Tre. Xương gồm sét pha cát, phủ lớp áo thổ hoàng đỏ nâu, Chum hình trứng, đáy lồi nhỏ đập vỡ một lỗ thủng  nhỏ bên cạnh đáy và một lỗ ở giữa đáy, xương dày 0,6 – 1,2cm , chum cao 63cm, miệng có đường kính 28,7cm thân phì rộng, eo cổ rộng 27cm.
Đó là những đặc trưng táng tục và táng thức Sa Huỳnh trên đất liền miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ[6].
Như vậy, mộ chum của văn hóa Sa Huỳnh đã xuất hiện trên các đảo ngoài khơi vùng biển phía Nam
V.2.Đồ sắt và đồ đồng
Nhóm di vật từ chất liệu đồ sắt và đồng tồn tại khá phổ biến trong các di chỉ cư trú và địa điểm mộ táng hải đảo vùng biển Phiá Nam, tuy nhiên chúng mới tồn tại ở số lượng ít.
Huyện đảo Côn Đảo : có các đia điểm như Hòn Cau, Hàng Dương, Cồn Cây Đa, Cồn Miếu Bà… Trên huyện đảo Kiên Hải: có các địa điểm như  đảo Lại Sơn, đảo Hòn Mấu
Trong đó có một chiếc giáo sắt phát hiện tại địa điểm Nhà máy nước số 2. Đục đồng phát hiện tại Hòn Cau, đục nhỏ thân hẹp ngang, gãy chuôi, thân có gờ ở rìa cạnh, lưỡi rìu hình cung, hơi xòe và rất sắc.
Việc phát hiện được các di vật với chất liệu sắt, đồng đã làm rõ, thời gian tồn tại trùm nhau của các di tích văn hóa trên các đảo với các di tích văn hóa Sa Huỳnh trên đất liền.
V.3.Đồ trang sức
Trên Côn Đảo: hạt chuỗi bằng thủy tinh hình tròn dẹt, hạt chuỗi đá đen vân trắng, hình bầu dục có lỗ xuyên dây dọc, cả hai được phát hiện tại khu vược Nhà Máy Nước số 2. Ba mẫu khuyên tai hình con đỉa bằng gốm. Tuy nhiên chưa phát hiện khuyên tai bố mấu, ba mấu và hai đầu thú bằng đá hay bằng thủy tinh như ở trong đất liền.
Các loại hình đồ trang sức được tím thấy trên các đảo cũng là những loại hình đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh trên đất liền.
V.4. Đồ gốm
Đa số là những mạnh vỡ của các mộ vò, hay đồ dùng. Gốm chiếm phần lớn các di vật đã phát hiện trên các đảo, có tính thống nhất cao về chất liệu và kiểu dáng.
Trên đảo Phú Qúy
Gốm có màu xám, đỏ gạch, xương mỏng điều, cứng đanh, đất làm gốm mịn, luyện lọc kỹ, xương pha ít cát, độnung khá cao, mặt ngoài để trơ không có hoa văn.
Gốm Côn Đảo – Phú Quốc – Kiêng Hải
Đồ gốm trên các đảo này có những đặc điểm rất giống nhau, hay có chung một đặc trưng:
Hai loại gốm xám và gốm đỏ chiếm số lượng lớn hơn trên tất cả các đảo. Gốm xám thường là những nồi, vòng, bát, bồng, …Gốm đỏ có lớp áo thổ hoàng nâu hay đỏ da cam ở cả hai mặt . Được làm hầu hết bằng chất liệu là đất sét pha cát.ngoài ra còn có những loại khác nhưng không phổ biến nhiều trong các di tích.
Tính thống nhất về chất liệu , kiểu dáng, loại hình trang trí… phản ánh một  truyền thống kỹ thuật cao, ổn định và lâu dài từ các nền văn hóa trên đất liền, trong đó có văn hóa Sa Huỳnh.
V.5. Đặc trưng phân bố
Sự phân bố của các di tích trên một không gian rộng lớn, là toàn bộ các đảo và quần đảo vùng biển Phía Nam Việt Nam, phân bốn trên các bãi cát, cồn cát ven biển, bên cạnh những bầu suối nước ngọt, có hai địa điểm là Bến Đầm (Côn Đảo) và Âp 3 (Hòn Tre) cư trú trên sường núi đảo. Sự  phân bố này giống với rất giống với đặt trưng phân bố của văn hóa Sa Huỳnh trên đất liền, như các di tích Phú Hòa, Dầu Giay, (Xuân Lộc, Đồng Nai). Ngoài ra trên các địa điểm phân bố thường có dấu hiệu của sự quần tụ dân cư, như ” Có những ngôi làng biển rộng trên dưới 10.000m2[7] ,  như ở Hòn Cau, Hàng Dương, - Nhà Máy Nước (Côn Đảo) hay Bãi Ngự (Thổ Chu). Đây cũng là một điểm giống nhau nữa giữa các di tích văn hóa Sa Huỳnh trên hải đảo và đất liền.

VI. Kết Luận.
Trước đây, các học giả Pháp cho rằng chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh là những người đi biển, đất liền chỉ là nơi dừng chân và chôn cấp người chết mà thôi, nhưng dựa trên các dấu tích và những nguồn tư liệu đã khai thác ở trên chúng tôi không đồng ý với ý kiến này mà chúng tôi ủng hộ tác giả Nguyễn Trung Chiến và cộng sự rằng đã tồn tại một nền văn hóa Sa Huỳnh biển trên các đảo và quần đảo vùng biển phía Nam Việt Nam, nhưng chúng tôi có bỏ sung thêm ràng nền văn hóa trên biển đảo đó có nguồn gốc từ nền văn hóa Sa Huỳnh trên đất liền và thuộc giai đoạn sớm của văn hóa Sa Huỳnh, vì giai đoạn tồn tại của các di tích văn hóa Sa Huỳnh trên các đảo và quần đảo đã nói ở trên có niên đại muộn hơn những dấu tích của nền văn hóa này đã phát hiện trên đất liền và các dấu tích mộ táng chủ yếu là mộ chum hình trứng, đặc điểm này đã được chứng minh và thừa nhận thuộc nền văn hóa tiền Sa Huỳnh. Ngoài ra các khảo cứu văn hóa Sa Huỳnh thực địa trên các đảo và quần đảo của các nhà khảo cổ học chúng tôi đã nêu ở trên cũng đã chứng minh cho thực tế là phát hiện được rất ít các công cụ, đồ dùng sinh hoạt bằng sắt, điều này phù hợp với thời tiền Sa Huỳnh khi công cụ bằng sắt được phát hiện rất ít.
Từ đó chúng tôi đi đến nhận định chủ nhân của loại hình văn hóa Sa Huỳnh biển trên các đảo và quần đảo miền Nam Việt Nam là từ một nhóm cư dân Sa Huỳnh sinh sống trên đất liền chuyên đi biển và sinh sống bằng cách khai thác các nguồn lợi hải sản từ biển cả. Sau những lần đi biển họ đánh bắt ngày càng xa bờ và lâu ngày hơn, có thể lúc đầu họ chỉ dừng chân lại trên các đảo nhỏ, gần bờ sau một thời gian họ quay trở lại đất liền. Khi tiến xa hơn,họ tới những vùng biển mới gặp những đảo lớn, có đủ điều kiện cho sinh hoạt và sản xuất và nước ngọt họ đã định cư lâu hơn ở đó và dần dần họ định cư lâu dài trên các đảo đó, tiến hành sản xuất vàkhai thác biển cả, ổn định đời sống. Khi những nguồn lợi trên đảo không còn đủ cung ứng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nữa thì họ tiếp tục những cuộc hình trình đi biển để đánh bắt hải sản và tìm những vùng đảo mới, hay trong những lần đi biển họ gặp những vùng đảo mới có đủ điều kiện, phù hợp với nhu cầu của họ thì chuyển đến sinh sống ở những nơi mới đó.Tại những nơi mà họ đã đến sinh sống, họ đen các tri thức sản xuất và sinh hoạt từ đất liền lên đảo, khi dời khỏi những nơi ở cũ đi tìm những đảo mới thì họ để lại các dấu tích sinh hoạt và cư trú, mộ táng..Những dấu tích này chính là nguồn cung cấp các di tích và di vật cho việc nghiên cứu sau này.
Như vậy các dấu tích đã phát hiện trên các đảo và quần đảo vùng biển miền Nam Việt Nam không những đã cung cấp nguồn tư liệu thực chứng minh rõ rằng sự tồn tại đầu tiên của nền văn hóa Tiền Sa Huỳnh trên các đảo và hải đảo vùng biển phía nam này mà còn làm sáng tỏ nguồn gốc đất liền của nền văn hóa biển đó. Hơn thế nữa, sự lam tỏa nền văn hóa Sa Huỳnh có nguồn gốc đất liền và lịch sự hình thành từ rất sớm này lên các đảo và quần đảo trên biển đã khả định những cư dân của nền văn hóa này chính là chủ nhân đầu tiên đã chinh phục và chiến lĩnh các đảo và hải đảo trên vùng biển này.







PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Vinh, Văn hóa tiền sử Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, Sài Gòn 2011.
2. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000.

3. Nguyễn Trung Chiến (chủ biên), Khảo cổ học thời tiền – sơ sử trên các hải đảo vùng biển miền Nam Việt Nam.

4. Nguyễn Lâm Cường, Cổ nhân học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004.

5. Lâm Thị Mỹ Dung, Về “ Tiền Sa Huỳnh ở Trung Bộ Việt Nam”. Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004.

6. Phạm Tuấn Đấu – Phạm Võ Thanh Hà, Các nền văn hóa khảo cổ tiêu biểu ở Việt Nam, Nxb Văn hóa - thông tin, 2010.


7. Hán Văn Khẩn (chủ biên), Cơ sở khảo cổ học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 2011.

8. Chử Văn Tần, “Văn hóa Sa Huỳnh – Nhìn lại mười thập kỷ phát hiện và nghiên cứu” Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004

9. Lê Bá Thảo, Địa lí Việt Nam và các vùng lãnh thổ, Hà Nội, 1997.

10. Lê Bá Thảo, Thiên Nhiên Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001.

11. Những nền văn hóa  cổ trên lãnh thổ Việt Nam, Nhóm tri thức trẻ, Nxb Lao động, HN 2013.

Vàng A cử
K57 – Lịch sử
Đại Học KHXH&NV – ĐHQGHN







[1]Ts Nguyễn Trung Chiến, Viện Khảo Cổ Học 2011.Khảo cổ học thời tiền – sơ sử trên các hải đảo vùng biển miền nam Việt Nam
[2] PGS.TS Hoàng Văn Khoán.2004.Sơn Kỳ Thời Đại Đồ Sắt Thế giớ Và Việt Nam
[3] Hán Văn Khẩn (chủ biên)2011.Cơ Sở Khảo Cổ Học
[4]. Nguyễn Trung Chiến (chủ biên), Khảo cổ học thời tiền – sơ sử trên các hải đảo vùng biển miền Nam Việt Nam,2011,tr.56

[5]Nguyễn Trung Chiến – Lại Văn Tới, 1996, tr30 – 31.

[6]Nguyễn Trung Chiến (chủ biên), Khảo cổ học thời tiền – sơ sử trên các hải đảo vùng biển miền Nam Việt Nam,
2011, tr217

[7] Nguyễn Trung Chiến (chủ biên), Khảo cổ học thời tiền – sơ sử trên các hải đảo vùng biển miền Nam Việt Nam,2011,tr216.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét